Đối với những người làm cơ khí, đau mắt hàn là hiện tượng không còn quá xa lạ mà còn được coi là bệnh sẽ gặp đối với nghề này. Bệnh đau mắt gây khó chịu, cản trở cuộc sống sinh hoạt của người bệnh nên rất cần những cách chữa nhức mắt khi hàn hiệu quả. Để biết chi tiết về những cách chữa đó, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Đau mắt là hiện tượng phổ biến trong quá trình hàn.
Tình trạng đau nhức mắt khi hàn có nguy hiểm không?
Đau mắt hàn là những hiện tượng xảy ra phổ biến và sẽ tự hết sau khoảng 2-3 ngày nếu là trường hợp nhẹ. Tuy nhiên đối với những trường hợp khi những tia hàn xâm nhập vào trong mắt làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ phân tử protein khiến tổn thương giác mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc tức là tình trạng này đã đạt tới mức nghiêm trọng và nguy hiểm. Ngoài ra những tia hàn còn có thể khiến cho các tế bào của thị giác và lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ảnh nghiêm trọng gây ra giảm thị lực hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám mắt và đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến đau mắt hàn
Đối với thợ kim khí trong quá trình hàn mà không sử dụng đồ bảo hộ hay kính chắn sẽ bị các tia hàn bắn vào mắt gây đau nhức mắt. Ngoài ra trong quá trình hàn, bụi bẩn, kim loại, mạt sắt, khói hàn,...bay vào mắt khiến cho mắt bị tổn thương, chảy nước mắt.
5 cách chữa đau nhức mắt khi hàn hiệu quả
1. Dùng túi trà đã qua sử dụng
Sử dụng trà sẽ thu hẹp các mạch ở vùng da nhạy cảm quanh mắt.
Trà xanh có tác dụng chống oxy, sử dụng trà sẽ thu hẹp các mạch ở vùng da nhạy cảm quanh mắt, từ đó cỏ thể làm giảm thâm quầng và sưng mắt. Không thể đắp trực tiếp trà xanh hay hoa cúc len mắt nên chúng ta có thể sử dụng túi trà đã qua sử dụng để đắp lên. Việc này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa giúp đôi mắt dịu nhẹ, chữa lành vết thương trong mắt.
Cách thực hiện: Sử dụng một túi trà xanh hoặc trà hoa cúc đã qua sử dụng, vắt gần kiệt nước sau đó đắp lên mắt đang bị tổn thương từ 10-15 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Đắp dưa chuột
Sử dụng dưa chuột massage quanh mắt.
Theo nghiên cứu đưa ra, trong dưa chuột chứa các dưỡng chất có thể loại bỏ các độc tố, nên với những trường hợp mắt gặp chấn thương, tổn thương có thể sử dụng dưa chuột để loại bỏ các chất độc hại trong quá trình tổn thương.
Cách thực hiện: Rửa sạch một quả dưa chuột, cắt lát mỏng rồi cho vào tủ lạnh vài phút. Rửa sạch mắt với nước ấm, lấy giấy thấm hết nước sau đó đắp trực tiếp dưa chuột đã thái lát lên mắt. Đắp trong khoảng 15-20 phút mỗi ngày. Ngoài ra nếu muốn loại bỏ những vùng thâm quầng mắt, bạn có thể tận dụng dưa chuột massage quanh mắt bằng dưa chuột 10-15 phút.
3. Sử dụng nước nhỏ mắt
Khi vừa bị tia hàn bắn vào mắt, nếu đã rửa qua bằng nước sạch nhưng vẫn không hết đau, bạn có thể dùng nước nhỏ mắt để làm dịu cơn đau. Nước nhỏ mắt được đánh giá khá lành tính nên có thể sử dụng trong những trường hợp cấp bách, tuy nhiên không nên sử dụng những loại chứa kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Khi nhỏ thuốc, tránh để đầu lọ thuốc chạm vào mắt, tránh làm tổn thương mắt lần nữa và nếu mắt có tình trạng chảy máu, đau dài ngày cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ và khám mắt kịp thời.
4. Đắp nha đam
Nha đam còn được ví như bài thuốc để chữa một số bệnh về mắt.
Nha đam thường được tìm kiếm với công dụng làm dịu nhẹ đối với những vết mẩn đỏ, sưng, tấy. Ngoài với công dụng làm đẹp, làm nước uống, nha đam còn được ví như bài thuốc để chữa một số bệnh về mắt.
Cách thực hiện: Gọt vỏ nha đam, rửa sạch phần ruột vừa lấy, sau đó thái lát mỏng đắp trực tiếp lên vùng mắt trong vòng 10-15 phút hàng ngày.
5. Chườm đá lạnh
Sử dụng đá lạnh để chườm khi bị đau mắt.
Khi vừa bị tia hàn bắn vào mắt, chắc chắn mắt sẽ có trạng thái đau, rát khó chịu nên những người thợ hàn sẽ có xu hướng dụi cho hết khó chịu. Tuy nhiên đây là một hành động sai lầm vì bàn tay mặc dù đã được rửa sạch nhưng vẫn không thể đảm bảo, nếu dụi vào mắt ngay lúc đó sẽ khiến tình trạng của mắt nguy hiểm hơn. Thay vào đó, để giúp mắt được dịu đi, bớt khó chịu, đau rát, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm.
Cách thực hiện: Sử dụng vài viên đá lạnh chườm lên vùng mắt bị đau nhức trong vòng 10 phút, mắt sẽ dịu lại và bớt gây khó chịu hơn.
Một số lưu ý cần tránh khi chữa nhức mắt khi hàn
Không sử dụng bừa bãi các dung dịch để nhỏ vào mắt: Khi chưa xác định được mức độ tổn thương của mắt, kèm theo nhỏ các dung dịch không rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh có thể khiến mắt bạn trầm trọng hơn.
Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh: Ánh sáng xanh là ánh sáng thường được phát ra từ những thiết bị điện. Nếu đang nhức mắt bạn hãy tạm thời dừng sử những thiết bị điện tử, để cho đôi mắt nghỉ ngơi khoảng 2-3 ngày cho tới khi khỏe mạnh trở lại.
Những biện pháp để phòng tránh đau nhức mắt khi hàn
Muốn bảo vệ đôi mắt khỏi những tia hàn trong môi trường cơ khí, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau để luôn đảm bảo an toàn cho đôi mắt.
Sử dụng mặt nạ bảo hộ
Sử dụng mặt nạ bảo hộ là phương pháp hữu hiệu tối ưu nhất được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Mặt nạ này được ví như đồ bảo hộ cho những người thợ hàn, cơ khí. Khi sử dụng mặt nạ, mắt và da sẽ được che chắn lại, tránh tác động của những tia hàn và những tạp chất có xung quanh môi trường làm việc.
Đeo kính hàn
Nếu không muốn sử dụng mặt nạ bảo hộ, thợ hàn có thể đeo các loại kính hàn nhẹ nhàng hơn nhưng lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên với mặt nạ bảo hộ có thể che được vùng cổ đến hết mặt thì kính hàn chỉ có thể che chắn, bảo vệ cho đôi mắt của bạn mà thôi.
Khi đeo kính, thợ hàn hạn chế được việc tiếp xúc với các tia lửa bắn ra từ máy hàn và hạn chế được việc mắt bị tổn thương. Không phải loại kính nào cũng có công dụng chống lại các tia hàn nên cần lựa chọn đúng loại kính để có hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên bổ sung các vitamin, đề kháng cho mắt
Đối với những người thợ hàn, mặc dù chuẩn bị sẵn trong mình mặt nạ bảo hộ, găng tay, kính hàn nhưng ít nhiều mắt cũng sẽ bị tổn thương. Vì vậy nếu mắt của bạn chưa gặp những tổn thương nào thì cũng nên bổ sung chất đề kháng để cho đôi mắt khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những cách chữa nhức mắt khi hàn đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để góp phần bảo vệ đôi mắt cũng như sức khỏe trong suốt quá trình làm việc.
Nguồn: Bệnh viện mắt Hà Nội